Quảng cáo

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

NÓI CHUYỆN VỚI ÔNG ĐOÀN NGỌC HẢI  (và những người muốn triệt cái bậc lên xuống)

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Khuyến mại 3 hộp bao cao su có gai ManUp giúp quan hệ tình dục lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • NÓI CHUYỆN VỚI ÔNG ĐOÀN NGỌC HẢI 
    (và những người muốn triệt cái bậc lên xuống)
    .
    Đề tài tôi quan tâm là chiến dịch dẹp vỉa hè nhưng để tránh lùm xùm, mất định hướng trong tranh luận và tránh…dài nên trong Stt này tôi chỉ bàn sâu đến cái bậc lên xuống.
    Phải "phi lộ" một câu thế này, cho mạch lạc, trước khi đi vào đề tài chính:
    .
    Tôi hoan nghênh ý chí, tác phong ông Đoàn Ngọc Hải .Tôi mong đất nước có nhiều ông Hải, để kích hoạt cái mới, chống lề thói trì trệ, lười nhác xưa nay của các vị chỉ ưa ăn vạ quỹ lương nhà nước. Hãy học ông Hải cái cách dấn thân, đám làm, dám chịu trách nhiệm.
    .
    Những việc làm như dẹp loạn ở vỉa hè, có nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nhất là nó chặn đứng (hay đánh động) cho lũ quan phường chậm lại cái trò mua bán vỉa hè kiếm lợi xưa nay. Hoan nghênh!.
    .
    Nhưng cũng có vài âu lo cần được bộc bạch.
    .
    KHÔNG CHẾT Ở BẬC LÊN XUỐNG !.
    Từ tình cảm mến phục, tôi nghĩ nếu tôi là hàng xóm nhà ông Hải, buổi tối sang nhà ông chơi, sẽ đặt bàn tay thân thiện, ấm nóng lên vai ông mà nói:

    -Này anh Hải, Hãy dừng lại ở cái bậc lên xuống !.
    .
    Và, hôm nay khi tôi chọn cái tựa đề để viết thì lẽ ra nó được viết bằng những từ ngữ lành hơn, nhưng khổ nỗi, trong địa chỉ email của tôi từ ba ngày nay, trở thành "Phòng tiếp dân" luôn tiếp thu những ý kiến sôi sùng sục của bè bạn từ khắp nơi gửi về với những hình ảnh cứ y như cái thời tổng khởi nghĩa, kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật ấy.
    .
    Cho nên tôi đành chọn đề tài này.
    Cái tựa đề này vừa là tiếng thì thầm với ông Hải, vừa là lời nhắn gửi với BÁO GIỚI và những người cổ súy cho cái không khi "huyết chiến" với cái bậc lên xuống lúc này. Trong bài này tôi gọi họ là "Phe thuận" cho dễ trao đổi.
    .
    Ông Hải có thể duy ý chí, hứng khởi "Thừa thắng xốc tới" còn hiểu được.
    Nhưng báo chí và các bạn có trái tim to cũng hùa theo, cổ súy, tung hô là phiền đấy.
    .
    Để làm rõ quan điểm, tôi chia làm hai phe để đối thoại.
    Phe thứ nhất biết băn khoăn, âu lo cho đời sống bà con.
     Phe thứ hai thấy việc làm kia là đúng.Tôi gọi là phe thuận.
    .
    Trong phe thuận, tôi chọn ông Kiến truc sư trưởng Hà Nội xưa , ông Tiến sỹ Đào Ngọc Nghiêm, khi ông cho rằng việc đập phá bậc vào nhà này là đúng pháp luật.
    .
    Ông Nghiêm viện dẫn các quy định từ năm 1992 và ông chỉ ra rằng bên tây họ cũng làm thế.
    Tôi chỉ tay đúng kiểu ông Hải vào mặt ông Nghiêm mà nói rằng: Nếu một điều luật gì đó không bó sát đời sống, gây khó khăn cho cộng đồng, thì hãy quẳng mẹ nó xuống biển đông chứ không phải ngồi đây bới cái luật từ năm 1992 ra để xài!.
    .
    Trong lịch sử đã có nhiều "luật" như sau:
    1.Năm 1957-1958 ai không biết chữ, không cho vào chợ (phong trào bình dân học vụ).
    2.Năm 1972 ai mặc quần ống tuýp bị túm vào rạch quần ngay chỗ công cộng. tại 66 Bà Triệu HN có bảng chữ lớn: Trung ương đoàn không tiếp người mặc quần ống tuyp!.
    3.Năm 1974 thực hiệt nghị quyết 228 cấm tiệt thị trường tự do về lương thực. Ở Hà Nội hàng phở phải trưng bảng hiệu "MIẾN GÀ", vào hàng gọi "Cho tôi bát …miến gà" chủ tiệm sẽ đưa cho một bát phở bên trên phủ vài sợi miến.
    4.Năm 2007 dân vài quận nội thành không được đăng ký xe gắm máy.
    .
    Tạm trich vài dòng thôi kẻo bài dài, tôi xin gửi phe "Thuận" một câu không ngọt ngào được mấy:
    .
    Nếu vin vào những luật lệ, những định chế bất cập, những ý chí chưa được kiểm định, để xây dựng một thái độ sống thì đó thực chất không phải một thái độ sống của trí thức thứ thiệt mà đó chỉ là ăn theo nói leo hoặc ít nhiều có hiện tượng bại não, cần được chăm sóc y tế.
    .
    Bên cạnh quan điểm "Cứ luật mà làm" còn có định hướng muốn giống…Singapore!.
    .
    Chuyện này hơi dài nhưng tôi chỉ xin tỉa vài nháy:
    Ở Sing buôn bán vận chuyển vài trăm gram Heroin là đòm ngay.
    Viên chức chính quyền tham nhũng 10.000 USD là đứt ngay và bị cấm tham gia chính quyền nhiều năm.
    Ở VN buôn ma túy như buôn gạo. Nhiều cán bộ trong lực lượng chống ma túy cũng tham gia, hỏi đã bắn được mấy người?.
    Cầu Cần Thơ xập, người chết như dạ, thiệt hại cả ngàn tỷ đồng không rụng một cái lông chân thằng nào?.
    Đường phố Sing không có một cái trụ điện, nhưng trong seris ảnh theo bài này bạn sẽ thấy chính trụ điện cũng gây ách tắc, chiếm hết lối đi bộ trên vỉa hè, liệu ông Hải có dám nhổ hết trụ diện đi không?.
    Sao không học Sing đi?.
    Cái vỉa hè ở Sing cũng có lịch sử phát triển của nó và nó cũng không bị luộc một cách siêu cực đoan như các bạn tưởng. Sau bài này tôi sẽ gửi các bạn một video chính tôi quay tại nước này!.

    .
    ĐỪNG CHẾT Ở BẬC LÊN XUỐNG.
    Trước khi viết tiếp, tôi nhấn mạnh một lần nữa: Trong phần này tôi KHÔNG NÓI CHUYỆN VỈA HÈ, HIÊN PHỐ mà chỉ nói về cái bậc lên xuống từ nhà xuống đường.
    .
    Cái điều luật dở hơi ông Đào Ngọc Nghiêm đưa ra, nó xuất xứ từ năm 1992, cái thời mà chiếc xe gắn máy Dream Thái 7 cây vàng, đổi được một cái nhà trong hẻm. 
    .
    Năm ấy, Chánh án tòa án huyện còn đi xe đạp là thường.
    Năm đó ở đường Tân Sơn quận Tân Bình gần nhà tôi, chỉ có 40% hộ dân có xe gắn máy.
    Giờ đây, số lượng xe máy tăng khoảng ba chục lần hồi đó.
    .
    Mỗi nhà có 2 chiếc xe máy trở lên.
    Chiếc xe nặng khoảng trên 100 kg, nếu phải nhấc lên xuống khi không có bậc là chuyện vô cùng tệ với ngay nam giới chứ chưa nói đến phụ nữ, ông bà đứng tuổi.
    .
    Vậy nên, nếu có ai đó ngứa nghề, muốn ghi thành luật thì sẽ phải ghi thế này:
    Điều XXX: Với những nhà có độ cao nền hơn vỉa hè trên 20 cm, được phép xây một con đà rộng 30 cm, dài 50 cm ra phía đường đủ để cho chiếc xe lên xuống an toàn.
    UBND Phường có trách nhiệm hướng dẫn các gia đình làm bậc đồng bộ, tránh làm mất mỹ quan hè phố.
    Đại loại như vậy.
    .
    Đọc comment của nhiều bạn, thấy ghi " Sao không làm thụt vào phần đất của mình" 
    Tôi nghe loại luận lý này ngứa hết cả phía sau lưng, dưới cuối đốt sống cuối cùng.
    .
    BIẾT THÌ THƯA THỐT. KHÔNG BIẾT THÌ IM ĐI.
    .
    Tôi cam kết và sãn sàng đối thoại với bạn rằng: 
    Chỉ trong 2 thành phố HCM và HN, diện xây dựng "Đúng luật", không sử dụng một phân nào đất "Ngoài sổ" thì rất ít, còn diện sử dụng vài chục đề xi mét vuông phục vụ nhu cầu tối thiểu như cái bậc đang nói trên trở lên thì có cả một triệu (viết bằng chữ) hộ dân, kể cả cơ quan nhà nước.
    .
    Trong một bài viết tới đây, chờ cho đại quân đi qua, tôi sẽ cung cấp chi ly cho các bạn tư liệu, địa chỉ, phim ảnh khoảng 200 cơ sở CHIẾM HẲN vỉa hè của dân làm HIÊN NHÀ MÌNH như tấm ảnh cuối cùng tôi "Tạm ứng" hôm nay.

    Bây giờ, liệu chính phủ thành lập "Bộ đập phá" đi đập triệt để khoảng 5 triệu căn hộ ở đô thị toàn quốc "xâm phạm" kiểu này, liệu trong 5 năm có hết không!?.
    .
    Người dân có vui lòng đóng thuế để nuôi bộ máy đang làm nhiễu loạn cuộc sống của họ không!?.
    .
    Trong loạt ảnh dưới đây chụp ngày 24/3/2017, ta thấy đường Quang Trung cách cầu vượt Quang Trung khoảng 200 mét, hè phố rộng 8 mét.
    Nay để (theo quy định) khoảng 3 mét cho dựng xe gắn máy. Để ba mét cho người đi bộ, vẫn còn 2 mét.
    .
    Cái bậc chỉ dưới nửa mét thò ra, lươn lươn cho xe máy xuống (TRONG ẢNH) , thực chất không ảnh hưởng gì đến hè phố, cả mỹ quan và thực dụng.
    .
    Nhưng vẫn bị đập. Sau khi đập, người dân làm các bậc gỗ để xe lên xuống, cũng bị cưỡng chế tuốt!.
    .
    Thêm nữa:
    Hiện nay nhiều đường phố ở Sai Gòn đã hình thành một loại "luật tạm" và chạy một cách vạch vàng.
    Người dân đến giao dịch có thể để xe gắn máy, bên ngoài vạch này để dành cho người đi bộ.
    .
    Có hai vấn đề ở đây:
    .
    1-Bám sát luận lý "Sao không làm trong phần đất nhà mình" nói trên, thì thấy việc ông nhà nước cho để xe khu vực 3 mét trong vạch vàng này cũng…sai!.
    Phần đất này đâu có trong "Sổ hồng" nhà kia?.
    Đến đây bật lên một cái lẽ rất rõ: Người dân có thể sử dụng một phần diện tich công cho những mục đích hữu hạn mà không gây hại cho cộng đồng.
    .
    Sẽ có phản bác: Xây bậc vậy cản trở người đi bộ!.
    Xin nói nói ngay: Trong đợt đập phá vừa qua, có rất nhiều chỗ, ngoài cái bậc còn dư chỗ cho người đi bộ, vẫn đập!.
    Và, nếu "Kiêng kỵ" đến mức phải ủi sạch những cái bậc này, thì ba mét trong vạch vàng được quy định để xe kia, cũng vướng vít cho người đi bộ, sao để được?.
    .
    !. (Bạn hãy nhìn bức ảnh thứ 3 chụp hè phố , đó là Công An phường 10 Gò Vấp trên đường Quang Trung, họ đang sử dụng một phần đất không có trong sổ hồng để đậu xe ngay giữa chiến dịch này đấy- ảnh chụp trưa 24/3/2017, tại đây người đi bộ không còn cm nào mà đi nữa!)

    Cần nói thêm, trong loạt ảnh hôm nay tôi gửi theo bài này, chỉ là một phần trong bài viết sắp tới với chủ đề: Hiện có hàng trăm km đường phố KHÔNG CÓ VỈA HÈ luôn, thì người đi bộ đi vào đâu?. Chừa cái gì, đập cái gì?.(xem chú thich kèm theo mỗi bức ảnh)
    .
    Nói vậy để thấy, việc thực thi pháp luật phải tính đến từng hơi thở của cuộc sống, đến thực tế xã hội chứ không phải cắm đầu làm BẰNG MỌI GIÁ.
    .
    2.Cái bậc lên xuống, nằm ngay trong phạm vi bên trong "Vạch vàng", phía nhà dân. Nếu ở khu vực này, được để cái xe máy dài hai mét hơn, thì cái bậc như trong ảnh hề hấn gì mà phải đập?.
    .
    Tôi nói trước với bạn đọc, rằng tôi "Chấp" luôn 2 tháng nữa trôi qua, với mọi cố gắng của các ông, sau đấy tôi sẽ chỉ danh chỉ diện ra 100 địa chỉ toàn cơ quan nhà nước xây hản kết cấu kiến trúc vững bên ra hàng ngàn mét vuông đất "Ngoài sổ hồng" để các vị phe thuận thấy xem việc cày cục vào đập mấy cái bậc có ý nghĩa gì!???.
    .
    Cái bậc, tam cấp hay tứ cấp, hay chỉ là 20 cm cao nó có nhiệm vụ, ý nghĩa của nó.
    .
    Nếu nó quá lố, vi phạm pháp luật mà gây hại cho cộng đồng thì nên triệt phá đến cùng.
    .
    Còn như hiện nay, theo quan sát của tôi, có tới 70% bậc mà tôi gọi là vô hại, không có biểu hiện "Mua bán vỉa hè", rất cần cho cuộc sống mà cứ cày vào đập, nhẹ thì gọi là Duy ý chí, nặng thì gọi là phá hoại!.
    .
    Phá đây không phải là phá tài sản, nửa khối bê tông không là gì, nhưng như việc đập phá bậc nhà hát, công trình thế kỷ, khách sạn trong phạm vi nó rất an toàn, tôn cao vẻ đẹp thành phố thì hẳn nhiên là phá hoại nhiều giá trị văn hóa, xã hội khác.
    .
    Trước khi kết lại bài viết đã dài này tôi xin hẹn bạn đọc một cái hẹn:
    .
    Đây mới chỉ là câu chuyện nhỏ về cái bậc lên xuống.
    .
    Còn câu chuyện vỉa hè, xin hẹn bạn đọc một ngày rất gần tôi sẽ hầu bạn đọc một phóng sự ghi nhận 1001 cái phức tạp của nó, vì như chuyện sau 2 tháng ông Hải khởi phát thì ở quận N, M, O vẫn bình chân như vại vì sao? (hãy coi hai tấm ảnh cuối cùng trong loạt ảnh hôm nay, chụp luc 10 giờ trưa 24/3/2012 tại SG, nơi đây vẫn "Bình yên" tuyệt đối). 
    .
    Họ không muốn làm, không thich làm, không thể làm hay cái gì khác?.
    .
    Trước khi dừng lời tôi nói rõ:
    Nếu bây giờ bầu cử HDND Thành phố tôi vẫn bỏ phiếu cho ông Hải. Tôi kính trọng ông nhưng vì vậy tôi khuyên ông: Ông cứ "Diệt:" cái bùng nhùng ở vỉa hè, nhưng hãy dừng lại ở cái bậc lên xuống!.
    Nó không phải quyết sách hay ho gì mà có thể nó làm thui chột danh vị ông!.
    Nên nghe tôi, ông ạ!
    …………..
    Tối 24/3/2017.
    Huy Cuong

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    thuoc115.com thuoc chong xuat tinh som yeu sinh ly nam gioi 0936700000 © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000 sopcast,